NGÀN MẶT TRỜI RỰC RỠ - Khaled Hosseini

 


Chúng ta đã biết đến tác giả này thông qua câu chuyện đầy cảm xúc “Người đua diều”. Lần này tác giả lại đưa chúng ta thăm quê hương Afganistan nhiều màu sắc, nhiều số phận, nhiều hoàn cảnh sống đặc biệt mà tác giả dường như đã được chứng kiến hoặc trải qua.

Câu chuyện hôm nay kể về cô bé Mariam, một “đứa con hoang – harami” của một vị thương gia và người hầu. Ông bố của Mariam luôn là thần tượng trong cô, một người mang đến cho cô nhiều tình thương, sự ấm áp, những món quà. Mặc dù bà mẹ của Mariam không bao giờ cho cô bé một sự chấp nhận với người cha như thế này. Bà luôn cảnh báo cô đó là một sự giả dối, một sự ăn năn, hối hận cho những gì mà ông đã gây ra cho gia đình.

Mariam đâu có chịu tin. Rồi một ngày, cô cũng leo ra khỏi căn lều của 2 mẹ con để đi xuống phố tìm người cha và rạp chiếu phim của ông. Khi đã tìm ra nhà của người cha thì cô cũng không được người hầu cho vào nhà, cô cũng lì lợm, ở lì trước cửa nhà suốt cả đêm. Trong khi người cha thì đang ở trong căn phòng trong nhà nhưng nói dối là đang đi công tác. Khi cô nhận ra được điều đó thì cô rất là ân hận và quay trở về căn lều của mình. Về đến lều thì cô thấy mẹ cô đã treo cổ, tự vẫn. Cô rất ân hận, khóc lóc thảm thiết.

Người cha ấy đã đưa Mariam về nhà để nuôi, để nhằm giữ danh dự, giữ đức hạnh giả dối, che mắt những người xung quanh. Sau đó ông và các bà vợ đã lên ý định gả cô cho một người thợ đóng giày ở Kabul khoảng tầm năm mươi tuổi (cô bé thì lúc đó có khoảng 15 tuổi). Mariam đâu có chịu đâu nhưng vì phận làm con, phận làm kẻ ăn người ở nên cuối cùng cô đành chấp nhận về nhà chồng ở Kabul.

Khoảng thời gian đầu thì Rasheed, chồng của cô rất là thương yêu, cưng chiều cô. Làm cho cô cũng lầm tưởng là cuộc đời của mình bây giờ thì hạnh phúc rồi nhưng nào ngờ sau một lần xảy thai rồi hai, ba, bốn lần gì đó. Chính điều ấy làm Rasheed vô cùng thất vọng, bực mình vì ông đã từng bị mất một đứa con trai với bà vợ khác, thế nên việc liên tiếp xảy thai làm ông đâm ra cáu kỉnh, bực bội. Ông hết thương yêu cô và đối xử, hành hạ, đánh đập cô rất là tàn bạo, phân biệt và lạnh lùng.

Chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện với cô bé Laila. Cô bé hàng xóm, ở gần nhà của Mariam. Từ nhỏ đến khi lớn lên với tình yêu cùng chú bé Tariq bị cụt mất một chân. Hai đứa trẻ thương yêu và quý mến nhau từ nhỏ cho đến tuổi vị thành niên 14-15 tuổi. Nhưng không may một tai nạn do súng đạn của những nhóm người Hồi giáo ở Afganishtan đã cướp đi sinh mạng của Tariq cũng như những người thân yêu của LaiLa.

Laila sau đó đã được Rasheed cứu mạng, cho ăn ở. Nhưng câu chuyện đâu chỉ đơn giản thế. Lão này cũng cực kỳ mê gái nên đã bằng nhiều cách để buộc Laila phải gả cho lão. Laila cũng vì một nỗi khổ là nghi ngờ có bầu với Tariq và không muốn bị mọi người chung quanh gièm pha. Nên cô đã quyết định lấy Rasheed. Câu chuyện lại diễn ra tiếp tục giữa sự mâu thuẫn và sự khó chịu trong ngôi nhà 3 người đó. Mariam mặc dù cũng không có ác ý gì nhưng từ trong vô thức thì 2 người vẫn có những khó chịu nhất định đối với nhau từ công việc, ăn ở và cho đến khi Laila sinh ra một em bé gái. Còn Rasheed thì vẫn tàn nhẫn, ác độc đối với Mariam cả về thể xác lẫn tinh thần.

Sau khi Laila và Mariam đã thấu hiểu được nhau từ một lần Laila cứu Mariam khi bị Rasheed đánh đập. Laila đã nói cho Mariam biết kế hoạch bỏ trốn khỏi Kabul vào mùa xuân. Nhưng kế hoạch ấy đã không thành công. Ngược lại sau vụ chạy thoát không được, họ còn bị một trận hành hạ long trời lở đất mà người chồng ra tay với 2 người phụ nữ bán sống bán chết.

Rồi đến khi quân Taliban vô dẹp loạn những nhóm quân Hồi giáo và đặt ra một mớ luật lệ đã một thời biến mất. Phụ nữ không được quyền tự do và bình đẳng như xưa, họ chỉ được xem là một thứ công cụ, không được cho giáo dục cũng như khám chữa bệnh đầy đủ.

Bé gái của Laila rất là xinh xắn nhưng bị Rasheed nghi ngờ là con của cô với anh chàng người yêu thời xưa của cô. Nên ông rất là không ưa cô bé, lạnh lùng với bé. Cho đến khi Laila sinh ra tiếp một người con trai kháu khỉnh thì ông mới hết nghi hoặc và xác nhận đây là đứa con trai của ông. Đứa bé rất được ông yêu mến, dù bé có làm gì quậy phá thì ông cũng bỏ qua và thường mua đồ chơi cho đứa con trai.

Rồi thời gian trôi qua thì nạn đói kéo đến hoành hành. Nhà không có đủ ăn, mấy đứa bé muốn kiệt sức. Thế rồi Rasheed quyết định đưa bé gái đến trại trẻ mồ côi để được người ta cho ăn uống. Hàng tuần hoặc hàng tháng thì Laila cũng cố đến thăm cô con gái của mình. Và đi cùng với bà là Mariam, cũng rất nhớ thương đứa bé gái.

Chuyện gì đến cũng phải đến. Khi một ngày chàng trai người yêu năm xưa của Laila quay về thăm cô. Cuộc gặp gỡ này đã bị bé con trai của Laila bắt gặp và kể lại với ông Rasheed, ông ta đã nổi nóng và muốn hành hạ Laila cho đến chết. Vào lúc đó thì Mariam đã cứu Laila nhưng bà đã giết chết Rasheed. Một hình ảnh rất là đẹp về sự giải phóng bao nhiêu là áp bức trong lòng của Mariam suốt mấy chục năm nay. Bà cũng chấp nhận về cảnh sẽ bị ngồi tù và có thể bị tử hình. Nên bà khuyên Laila cùng 2 đứa bé hãy đi tìm chàng trai người yêu năm xưa của Laila.

Laila được đoàn tụ cùng với người yêu năm xưa của nàng. Họ cùng với 2 đứa con của Laila sống trong khung cảnh hết sức bình yên. Cho đến một ngày LaiLa quyết định làm theo tâm nguyện của Mariam trước khi ra đi. Cô bàn với lại Tariq để quay về lại Herat cũng như ngôi nhà tranh năm xưa của Mariam. Chính chuyến đi quay trở ngược lại đó đã giúp Laila cảm thấy hạnh phúc hơn, thỏa mãn hơn khi đã hoàn thành tâm nguyện của Mariam. Và chính Laila cũng đã được thừa hưởng lại gia sản mà bố của Mariam để lại cho bà. Với lá thư cuối cùng của người bố Mariam đầy xúc động, đầy tình thương chan chứa.

Comments

Popular posts from this blog

GULLIVER DU KÝ - Jonatan Swift

HAI KINH THÀNH - Charles Dicken

LUẬT HẤP DẪN - ESTHER & JERRY HICKS